Đất nền Vsip1 và Tp. HCM

BÌNH DƯƠNG THU HÚT SỰ QUAN TÂM CỦA NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ.

MỘT THÀNH PHỐ ĐƯỢC QUY HOẠCH THIẾT KẾ THEO CHUẨN QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM.

VIETSING GREEN CENTER - VÙNG ĐẤT THỊNH VƯỢNG.

VSIP 1 LÀ CÁI NÔI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BÌNH DƯƠNG.

GREEN RIVER - VỊ TRÍ VÀNG CHO THƯƠNG MẠI.

LÔ ĐẤT HAI MẶT TIỀN ĐƯỜNG CỬA NGÕ VÀO QUẬN BẾN CÁT VÀ THÀNH PHỐ MỚI.

BÌNH DƯƠNG LÀ NƠI AN CƯ LẠC NGHIỆP LÝ TƯỞNG.

MỘT THÀNH PHỐ MỚI VỚI ĐẦY ĐỦ DỊCH VỤ, TIỆN ÍCH MANG TẦM ĐẲNG CẤP.

ƯỚC MƠ AN CƯ LẠC NGHIỆP TẠI VÙNG ĐẤT AN LÀNH SẼ THÀNH HIỆN THỰC.

HÃY ĐẦU TƯ VÀO BÌNH DƯƠNG VÌ TƯƠNG LAI CỦA BẠN VÀ GIA ĐÌNH MÌNH.

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3

430 triệu USD làm 18 km đường vành đai 3 TP HCM

Để phát huy hiệu quả đầu tư, 430 triệu USD sẽ được đầu tư cho gần 18 km (đoạn Nhơn Trạch đến nút giao Thủ Đức) thuộc dự án đường vành đai 3 TP HCM.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý để Bộ Giao thông Vận tải xem xét, phê duyệt thiết kế cơ sở đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch thuộc dự án đường Vành đai 3, TP HCM. Tuyến này bắt đầu từ nút giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (Đồng Nai), điểm cuối nối với đường cao tốc Tân Vạn – Mỹ Phước (Bình Dương) với chiều dài 34,2 km gồm 28,4 km chính tuyến và 5,88 km nối với nút giao Thủ Đức (TP HCM).
Sơ đồ quy hoạch các tuyến đường vành đai của TP HCM
Sơ đồ quy hoạch các tuyến đường vành đai của TP HCM (đường viền đỏ ngoài cùng là đường vành đai 4, tiếp theo là đường vành đai 3).

Để phát huy hiệu quả đầu tư, trong giai đoạn 1, tuyến đường này sẽ xây dựng trước 17,8 km từ Nhơn Trạch (đường tỉnh 25B) tới nút giao Thủ Đức với 4 làn xe, 2 làn song hành hai bên đạt tiêu chuẩn cao tốc với chi phí đầu tư 430 triệu USD.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện đã thu xếp được 50% vốn (200 triệu USD) từ khoản vay của chính phủ Hàn Quốc, số còn lại bộ dự kiến sẽ kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo hình thức PPP (mô hình hợp tác công – tư).
Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, đường vành đai 3 TP HCM có chiều dài 89,3 km, trong đó làm mới khoảng 73 km, đoạn Mỹ Phước Tân Vạn đang được tỉnh Bình Dương đầu tư. Tổng số vốn đầu tư khoảng 55.805 tỷ đồng. Điểm đầu của tuyến bắt đầu từ đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, sau đó đi qua 4 tỉnh, thành phố là Đồng Nai (huyện Nhơn Trạch); TP HCM (quận 9, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh); Bình Dương (huyện Dĩ An, Thuận An); Long An (huyện Bến Lức). Điểm cuối giao với đường cao tốc TPHCM – Trung Lương và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Dự án nhằm tạo cơ sở để xác định mốc lộ giới cho các địa phương triển khai quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng, sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan đến các tuyến đường. Đồng thời, giúp liên kết các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai xây dựng, góp phần giảm ùn tắc giao thông khu vực nội độ, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.